Phrasing là cách đưa một cụm nốt lại với nhau thành một đoạn melody (lặp lại), có tính mạch lạc. Bạn phải tìm ra các đọan riff (đoạn solo lặp lại) và lick (bấm nốt đơn lẻ) hợp với bài hát. Bởi vậy, Phrasing không đơn thuần chỉ là các nốt đơn lẻ bạn hay chơi mà cái chính là thời khắc và giai điệu mà bạn quyết định để chơi chúng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng Phrasing cho lối chơi Guitar Blue.
Nghe nhiều và kỹ nhạc Blue
Việc nghe nhiều nhạc Blue và đặc biệt là nghe kỹ ca sĩ hát sẽ giúp bạn thấm nhuần các đoạn Phrasing của Blue. Bạn nên nghe nhạc của Muddy Waters, Ma Rainy, Lightening Hopkins và các nghệ sĩ chơi nhạc blue hiện đại như Gary Clark Jr hya của các ca sĩ như Robert Johnson và Blind Willie. Âm nhạc blue là sự hài hòa giữa guitar và vocal (ca sĩ). Đi sâu vào mối quan hệ đó là điều rất cần thiết cho bạn.
Sử dụng các khoảng câm
Bản chất của blue chính là sự cộng hưởng lên và xuống. Một đoạn phrasing blue tốt sẽ mở ra một khoảng lặng và ngay sau đó sẽ là một chuỗi những nốt đầy chất phiêu từ tâm hồn cùng với những nhịp bóp dây chậm. Bởi vậy, bạn phải đặt để các khoảng câm ở thời điểm tốt để nó trở thành một lợi thế, tạo nên sự căng thằng và kịch tính. Ban đầu bạn hãy nghĩ về các khoảng lặng như một cách để tạo nên sự hồi hộp, dồn nén. Bạn phải bắt lấy tâm lí của thính giả. Khoảng lặng dài mà bạn tạo ra tốt bao nhiêu, thì uy lực của nốt hay nhấn dây sẽ càng tạo nên sự hồi hộp và căng thẳng bấy nhiêu, khi bạn kéo chúng đủ lâu.
Kỹ thuật “Gọi và Nhắc lại” kết hợp với solo và các đoạn riff
Kỹ thuật “Gọi và Nhắc lại” là một trong những hình thức cũ nhất của thể loại blue. Nó có nghĩa là lúc mà các từ hay một đoạn melody được sử dụng, thì sẽ được lặp lại, cùng với một vài sự thay đổi nhỏ để tạo nên sự thú vị. Chúng được bắt gặp ở rất nhiều các bài hát khác nhau. Điều quan trọng trong kỹ thuật này là phải có sự kết nối giữa những người chơi nhạc cụ, ca sĩ, hay nội dung bài hát. Kỹ thuật “Gọi và Nhắc lại” thường được dùng với các nhạc cụ khác nhau – như guitar và piano chẳng hạn.
Sử dụng nền nhạc có sự lặp lại với các biến thể nhẹ
Bạn nên sử dụng nhạc nền đơn giản (từ 3 – 5 nốt hoặc có thể hơn) được lặp lại xuyên suốt cả bài hát. Thường bắt chước theo các đoạn melody của ca sĩ hoặc một vài đoạn dễ nhớ trong bài hát. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể thêm một vài nốt nhạc mới, thay đổi nhịp độ hoặc giai điệu để tạo nên một màn solo có tính gắn kết với bài hát nhưng vẫn cực kì sáng tạo. Bạn còn có thể thêm một ít “phrasing ngẫu hứng” để tăng thêm sức nóng, các đoạn lick đầy xúc cảm trong và ngoài đoạn solo. Một nốt nhạc ghép ngẫu hứng được bắt đầu mạnh mẽ, sau đó yếu dần và tan biến vào trong khoảng lặng cực kì tinh tế. Và khoảng lặng chính là chìa khóa của blue phrasing.
Dùng kỹ thuật Bend, Slide, Vibrato
Nhạc blue là loại nhac đậm về cảm xúc và cơ bản thì guitar chính là con đường tuyệt vời nhất để thể hiện cảm xúc đó.
- Kỹ thuật Bend (đẩy dây lên theo phương dọc): dùng các ngón tay đẩy dây lên hoặc xuống. Bạn sử dụng kỹ thuật này cho các nốt lạ hay ngẫu hứng để thu hút sự chú ý của mọi người một cách đầy cảm xúc.
- Kỹ thuật Vibrato (kéo dây chuyển tông nốt): bạn lắc một nốt theo hướng lùi lại và tiến lên. Sử dụng kỹ thuật này cho tất cả các ngón và có thể dùng nhiều ngón tay nhất để làm di chuyển nốt đó. Vibrato là một kỹ thuật đầy tinh tế, đậm chất blue mà bạn có thể thêm vào để nhấn mạnh nốt đó.
- Kỹ thuật Slide: Các khoảng ở trên cổ đàn mà bạn có thể kéo để ra chất blue nhất. Bạn hãy tìm kiếm những chỗ mà bạn có thể kéo thoải mái nhưng âm điệu vẫn nghe rất tuyệt trong bài hát.
Kết hợp các kỹ thuật này sẽ giúp bạn tăng thêm kinh nghiệm chơi Blue Phrasing. Tuy nhiên Blue là loại rất khó để truyền dạy lại cho người khác. Vì thế, bạn hãy để cho bản thân thấy thoải mái nhất và chơi nó. Đó chính là chìa khóa để thuần thục và tự tạo nên chất riêng của mình. Chúc các bạn thành công với kỹ thuật Phrasing blue qua bài viết này.
Sưu Tầm